Thứ Hai, 12 tháng 11, 2007

Đặc sản & ngôn ngữ Hà Tĩnh

+ Đặc sản Hà Tĩnh


Chào các bạn!Trong người Nghệ chúng ta, có lẽ ai cũng được biết và được ăn bánh Cuđơ Hà Tĩnh nổi tiếng. Tuy nhiên, tại sao chiếc bánh đa nướng kẹp lạc rang tẩm mật ấy lại có tên gọi là Cuđơ thì có thể một số người chưa biết ---Trong nỗi nhớ của người đi xa, có lẽ còn đằm ở đầu lưỡi hương vị riêng biệt của kẹo Cu Đơ. Nghe kể lại rằng từ xa xưa có một ông cụ người Hương Sơn (một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh) tên là Cu Đơ (Cu Đơ tiếng địa phương có nghĩa là anh Đơ) chuyên nấu loại kẹo này để ăn. Anh Cu Đơ chính là người đã đặt những "viên gạch" đầu tiên để tạo ra sản phẩm này. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ kiếm ở quê nhà. Khi ông Cu Đơ qua đời người dân ở đây đã nối nghề ông, và từ đó thứ kẹo mộc mạc kia được mang tên người làm ra nó: Cu Đơ ---Bắt nguồn từ Hương Sơn, nhưng cu đơ lại được nhiều người biết đến là ở Cầu Phủ - thị xã Hà Tĩnh. Cu đơ ở thị xã Hà Tĩnh đủ cả bốn mùa, nhất là mùa đông, khi cái lạnh đã về, Cu Đơ được tiêu thụ nhiều nhất. Dọc đường số 1, từ ngã ba Hà Tĩnh đi vào đến cầu Phủ - hai bên đường đâu đâu cũng treo tấm bảng: "Tại đây có bán Cu Đơ", Cu Đơ được xếp thành từng chồng, gói bọc cẩn thận để người đi đường dễ dàng xuống mua mà không phải mất thời gian. Mỗi lần có xe dừng lại, những người bán hàng rong chạy xúm lại "Ai mua Cu Đơ này". Hành khách ở trên xe ai cũng nếm thử một miếng Cu Đơ để nhớ một lần qua cái xứ nắng nóng. ---Chỉ có ở Hà Tĩnh mới làm ra được những tấm Cu Đơ thuyết phục khách tứ phương mà thôi. ở Nghệ An hay Quảng Bình cũng có Cu Đơ bày bán la liệt ở ga tàu hay bến xe, nhưng không đủ hương vị như Cu Đơ Hà Tĩnh

+ Ngôn ngữ Hà Tĩnh { tiếng quê choa }

"Chừ đi mô rồi cụng nhớ về Hà Tịnh, nhớ núi Hồng Lịnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta…"


Cấy ôông Nguyễn Văn Tý ni giỏi thật, ôông viết bài hát "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh" hay quá, nhiều người nhớ nên dừ bất cứ khi mô nói đến Hà Tịnh là mọi người đều biết hết, mặc dù đa số họ cụng nỏ biết cấy tỉnh Hà Tịnh nớ nằm ở chổ mô mô cả. Rứa mới thú chớ hè!
Hehe, mọi người đọc câu trên có hiểu gì không? Chắc đa số đều hiểu hết nhỉ, friends của tớ toàn người thông minh cả mà. Nhưng đó là đọc văn viết thì còn dễ hiểu, chứ mà bây giờ nghe tớ nói câu đó bằng giọng Nghệ Tĩnh chắc nhiều người bó... tai luôn.
Mỗi miền quê đều có một thổ ngữ riêng. Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) cũng vậy, ở đó "bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng", với giọng nói, ngữ điệu riêng biệt và nhiều từ địa phương chỉ có ở "quê choa". Ngôn ngữ là văn hóa, và có lẽ ông Tý đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh một phần là cũng vì nhớ cái thứ tiếng Nghệ Tĩnh chân chất, mộc mạc của những người dân đôn hậu, ân tình quê tớ.

Nhiều người về Nghệ Tĩnh công tác, hoặc gặp một nhóm đồng hương Nghệ Tĩnh nói chuyện với nhau, nếu nghe chưa quen thì cứ tưởng họ đang nói chuyện bằng tiếng… Lào. Có hiểu chi mô mô! Mặt cứ nghệt ra, cười cười gật đầu lấy lệ, mà chắc trong lòng tức lắm vì chúng nó có chửi mình thì mình cũng không biết mà chửi lại, hehe!

Tớ kể cho nghe một câu chuyện ạ ri nha .
Bố vừa đi mần về tới nhà thì cu Tí liền nói với bố :
- Bố ơi, bựa ni con đập chắc. Con bị thằng Tí xô bổ một cái, trốc cúi bị chảy máu rồi nì
- Chết cha, răng rứa con? Răng lại đập chắc? Đưa cẳng bố coi mồ!
- Tại cấy thằng Tí hấn ba láp.
- Hấn mần chi mà ba láp?
- Hấn nói bố mi nhìn thật thà rứa chừ toàn đi bán thịt lừa. Con tức quá nên cại chắc với hấn, một hồi con nhảy vô đấm cho hấn một cái vô trôốc, định bỏ chạy nhưng nỏ kịp, rứa là hấn xô con bổ.
- Con còn nhỏ à ri mà cụng biết bảo vệ bố, giỏi hè. Thôi, cái trôốc cúi bị xước tỉ thôi, khôông can chi mô, con đàn ôông con trai có đau cụng không được khoóc.
- Rứa mần răng tự nhiên thằng Tí hấn lại nói bố đi bán thịt lừa à bố?
- Chắc có lẹ hấn coi blog của bố đó. Nhưng mà nỏ phải bố bán thịt lừa thật mô, mai mốt con nậy nậy một tí biết đoọc blog rồi con sẹ hiểu tại răng hắn nói rứa. Mà hấn nói đúng đó, bố mẹ hấn hồi xưa cụng thích ăn thịt lừa của bố.


Hehe, mọi người thấy có khó bằng học ngoại ngữ không? Nếu mọi người hiểu được từ 75-100% thì quá giỏi, đủ tiêu chuẩn để làm dâu hoặc rể Nghệ Tĩnh rồi đó, còn nếu dưới 75% thì cần cố gắng học thêm để nếu mai mốt có cưới phải dân Nghệ Tĩnh thì thỉnh thoảng cãi nhau còn hiểu hấn nói xấu mình cấy chi nha .
Thân : Dương Hải Hoàn.

Không có nhận xét nào: